Nhà vệ sinh là môi trường ẩm thấp và dễ bị hư hại nhất nếu như bạn không có biện pháp thi công tăng tuổi thọ công trình. Một trong những giải pháp được nhiều người sử dụng nhất hiện nay chính là chống thấm nhà vệ sinh. Biện pháp thi công chống thấm chân tường nhà vệ sinh được can thiệp bởi các vật liệu có khả năng kháng nước cao và lâu dài. Vậy quy trình là như thế nào? Cách chống thấm chân tường nhà vệ sinh nào tốt nhất? Giá chống thấm nhà vệ sinh là bao nhiêu? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Tìm hiểu chống thấm chân tường nhà vệ sinh
Vì sao phải chống thấm chân tường nhà vệ sinh của bạn?
Phòng tắm phải được chống thấm vì là phòng được sử dụng nhiều nhất trong nhà. Dưới đây là bốn lý do tại sao bạn nên chọn chống thấm chân tường nhà vệ sinh:
– Ngăn chặn sự thấm dột: Chống thấm nhà vệ sinh tạo ra một lớp đệm kín nước ngăn nước rò rỉ qua bất kỳ vết nứt / lỗ nào trên sàn và vách ngăn, tiết kiệm tiền sửa chữa trong tương lai.
– Ngăn ngừa nấm mốc: Lớp chống thấm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và dưới gạch, có thể xâm nhập vào gỗ, vữa và gạch.
– Làm tăng giá trị tài sản của bạn: Phòng vệ sinh hoàn toàn không thấm nước làm tăng giá trị tài sản của bạn. Tương tự, một chiếc không thấm nước kém sẽ giảm giá trị và khiến người mua tiềm năng bị loại bỏ.
– Là bảo hiểm cho tài sản của bạn: Công trình xây dựng bị thấm nói chung và nhà vệ sinh thấm nước nói riêng gây ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà, tuổi thọ công trình giảm, xuống cấp nhanh chóng. Lâu dần công trình bị thiệt hại nghiêm trong hơn dẫn đến chi phí chống thấm nhà vệ sinh trở nên đắt đỏ hơn.
– Cải thiện khả năng cách nhiệt: Chống thấm phòng tắm giúp giữ nhiệt trong nhà, giảm chi phí chống nóng vào mùa hè.
– Bảo vệ sức khỏe gia đình: Nhà vệ sinh bị thấm gây ảnh hưởng để chất lượng công trình, cuộc sống và sức khỏe của con người về lâu về dài.
– Tránh được những phiền phức không đáng có: Thấm dột nhà vệ sinh gây phiền toái đến cuộc sống hàng ngày của gia đình và bạn, gây nấm mốc, ẩm ướt mất thẩm mỹ cho công trình.
Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm
Dễ dàng nhận biết hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh qua một số dấu hiệu sau:
- Nhà vệ sinh có mùi hôi, ẩm mốc mà không phải mùi xi măng.
- Trên trần nhà tắm và tường nhà vệ sinh có dấu hiệu mốc, đốm loang lổ và rỉ nước.
- Gạch hoa lát sàn và tường nhà vệ sinh có dấu hiệu xuống cấp như ron gạch bị hở, nứt gạch…
- Một số thiết bị nhà tắm như bồn tắm, sen vòi bị rỉ nước, cổ ống nhà vệ sinh bị hở, bồn cầu rò rỉ nước, …
Đánh giá kiểm tra hệ thống chân tường nhà vệ sinh trước khi chống thấm
Để xử lý chống thấm chân tường nhà vệ sinh hiệu quả triệt để nhất. Trước khi tiến hành chúng ta cần kiểm tra hệ thống công trình.
Sau khi đã có những đánh giá nhất định về thực trạng. Chúng ta sẽ có được định hướng về cách xử lý chống thấm dột nhà vệ sinh hiệu quả tối ưu cho từng trường hợp.
Các vị trí cần chú ý kiểm tra như:
+ Cống thoát nước sàn: Đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Nếu quá trình thi công khiến miệng cống không được đảm bảo. Nước sinh hoạt có thể ngấm qua miệng cống, thấm vào mao mạch của công trình.
+ Mặt sàn nhà vệ sinh: Bề mặt sàn thường được lát gạch. Tuy nhiên, nếu việc lát gạch không được kín. Độ dốc sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh chóng. Hay có vị trí hỏng hóc nào đó. Thì đây đều là những lưu ý quan trọng khi chúng ta đang cần xử lý chống thấm dột sàn nhà vệ sinh.
+ Hệ thống đường ống nước: Xem có khả năng bị rò rỉ, hay nứt vỡ không.
+ Nước mưa: Nước mưa có thể thấm từ bên ngoài qua chân tường, vào bên trong. Điều này đe dọa trực tiếp an toàn của toàn bộ công trình. Chứ không riêng gì nhà vệ sinh.
Cách xử lý chống thấm chân tường nhà vệ sinh hiệu quả triệt để nhất
Quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh đạt chuẩn, đúng kỹ thuật
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thi công chống thấm, Công ty Thành Tâm chia sẻ đến các bạn 2 phương pháp chống thấm tương ứng với 2 quy trình chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất như sau:
1. Quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh bằng màng chống thấm
Sử dụng màng chống thấm có hiệu quả chống thấm nước triệt để, tuổi thọ lâu dài và rút ngắn thời gian thi công nên được ưu tiên áp dụng trong chống thấm những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, nhà tắm,….
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm được chia ra làm 2 giải pháp là dùng màng tự dính và dùng màng khò nóng.
– Quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh bằng màng tự dính
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công (vệ sinh bụi bẩn, trám vá các vết nứt, lõm,…).
- Bước 2: Quét lớp sơn tạo dính Primer (dùng Sơn Bitum dạng lỏng).
- Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính Bitum.
- Bước 4: Thử nước và nghiệm thu.
– Quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
- Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm.
- Bước 2: Dùng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn.
- Bước 3: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn.
- Bước 4: Dùng máy khò nóng để đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn. Lưu ý: đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.
- Bước 5: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong cần trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm.
- Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.
>>xem thêm : Chống thấm khe tường giữa 2 nhà
Lưu ý:
Với các cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở quấn xung quanh để tránh nước rò rỉ ra.
Tại chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20cm, đảm bảo vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không có kẽ hở gây thấm dột.
2. Quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh bằng sika
Ngoài màng chống thấm thì chống thấm sika cũng là 1 lựa chọn tối ưu cho nhà vệ sinh nhờ các ưu điểm: hiệu quả chống thấm tốt, bền vững, dễ thực hiện, độ bền cao.
Chuẩn bị vật liệu:
- Vật liệu chống thấm chuyên dụng: Sika latex TH hoặc Latex HC.
- Keo Sikaflex construction để xử lý các khe nứt (nếu có).
- Sikaproof membrane hoặc màng đàn hồi xi măng Polymer.
- Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass để chống co nứt góc chân tường.
- Phụ gia dán lưới gốc nhũ tương styrene butadien SBR.
- Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11.
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công.
- Bước 2: Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng cách sử dụng hỗn hợp hồ dầu giữa sika latex, xi măng và nước sạch theo định mức quy định để tạo liên kết rồi đổ vữa không ngót bằng hỗn hợp SikaGrout 214 -11 và nước sạch.
- Bước 3: Bo góc chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp vữa và sika latex để thuận tiện cho công tác thi công chống thấm bằng lưới gia cường.
- Bước 4: Thi công lớp lót bằng hỗn hợp nước + xi măng + sika latex theo tỷ lệ chuẩn. Lưu ý: thi công lên chân tường 20cm đến 40cm tùy cao độ sàn.
- Bước 5: Thi công 3 lớp chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sika membrane.
- Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.
Về cơ bản, quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh cũng không có quá nhiều điểm khác biệt so với các hạng mục khác. Tuy nhiên quý khách hàng cần lưu ý đến các vị trí nhỏ như cổ ống, chân tường để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tối ưu nhất.