Trần nhà là vị trí thường xuyên phải chịu tác động trực tiếp từ thời tiết, đặc biệt từ những cơn mưa. Do đó, khả năng nhà bạn bị thấm dột thường khó tránh khỏi nếu như không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời ngay từ đầu. Dưới đây là những mẹo cực hay giúp bạn xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả, bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nha!
Mục Lục
- 1 Vì sao cần xử lý chống thấm trần nhà
- 2 Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà
- 3 Cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả
- 4 Lưu ý khi thực hiện xử lý chống thấm trần nhà
Vì sao cần xử lý chống thấm trần nhà
Trần bê tông có hiểu đơn giản là phần mái của một tầng nhà được làm từ hỗn hợp xi măng cát, đá, bên trong là cốt thép để tăng khả năng chịu lực. Kiểu trần nhà bê tông ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia với nhiều công trình khác nhau.
Theo thống kê về mức độ thiệt hại các công trình xây dựng trên toàn cầu thì chi phí chống thấm thường chỉ mất 2 – 5% trên tổng chi phí xây dựng. Nếu công trình không thực hiện đúng quy trình chống thấm thì sau một thời gian sử dụng, nếu có bị ảnh hưởng bởi thấm nước thì chi phí sửa chữa sẽ lên tới 10 – 20% chi phí xây dựng. Do đó, sự lựa chọn hoàn hảo nhất là áp dụng biện pháp chống thấm cho mọi công trình ngay từ khi xây dựng. Điều này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả, chất lượng công trình trong khi sử dụng.
Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trần nhà bị thấm dột, phải kể đến như:
- Sử dụng các loại vật liệu không đảm bảo chất lượng khi xây dựng, dẫn đến sàn nhà dễ đứt gãy, rạn nứt. Sau vài năm sử dụng sàn bê tông bắt đầu nứt mái gây thấm dột trên trần nhà và cả công trình.
- Sự thay đổi trong cấu trúc của các vật liệu bao quanh sàn mái có thể gây hiện tượng tách lớp gây thấm.
- Chất lượng chống thấm không tốt, không đảm bảo nên không chịu được các tác động của thời tiết, biến đổi khí hậu.
- Hệ thống thoát nước trên trần kém, gây đọng nước khiến sân thượng bị nứt rạn, thấm dột.
- Không kiểm tra quá trình thực hiện chống thấm. Quy trình thực hiện không đúng và đủ nên không đảm bảo chất lượng chống thấm.
Cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả
Tình trạng trần nhà bị thấm dột tạo ra nhiều phiền toái cho gia đình trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Kèm theo đó là các hậu quả nghiêm trọng liên quan đến kết cấu công trình. Hiện tượng thấm trần lâu ngày có thể lan rộng làm hủy hoại toàn bộ ngôi nhà. Cùng tìm hiểu những cách xử lý chống thấm trần nhà như sau:
Xử lý chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm
Sử dụng keo là một trong những cách xử lý chống thấm trần nhà đơn giản được nhiều gia đình lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này có thời gian xử lý nhanh chóng giúp gia đình ngăn ngừa ẩm mốc hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo để khách hàng tùy ý lựa chọn. Hình thức giải quyết thấm dột bằng keo tiện lợi, giá thành thấp, đảm bảo độ bám dính tuyệt hảo. Cùng tìm hiểu các bước chuẩn bị nguyên liệu và quá trình bơm keo chống thấm trực tiếp như sau:
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Keo PU trương nở có tác dụng xử lý chống thấm trần nhà bê tông
- Chất phụ gia cơ bản là Sika latex, vữa bê tông
- Máy bơm keo và các phụ kiện kèm theo
- Hóa chất chống thấm gốc xi măng đảm bảo tiêu chuẩn về độ đàn hồi và khả năng thẩm thấu.
Quá trình thực hiện
- Khoanh vùng khu vực bị thấm dột, ẩm ướt cần xử lý
- Dùng khoan đục khoét các rãnh nứt và làm sạch trần nhà
- Tiến hành gắn kim bơm keo vào các vị trí bị nứt vỡ gây thấm dột ẩm mốc
- Trộn keo PU và đổ vào trong máy bơm để bơm vào kim trên trần nhà
- Tiếp tục trám kỹ các vị trí vừa đục khoét rồi quét lớp phụ gia chống thấm và hóa chất chống thấm.
Xử lý chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm tự dính (khò nóng)
Chống thấm trần nhà bằng màn nguội hoặc kho nóng mang đến nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đặc điểm của lớp màng này có dạng tấm và được làm từ nhựa HDPE. Nhờ tính chất chịu nhiệt tuyệt vời mà vật liệu này thường được áp dụng tại các khu vực cấp thoát nước. Khả năng chống axit kiềm cao nên hoàn toàn ngăn ngừa tình trạng rò rỉ hiệu quả.
Đối với biện pháp xử lý chống thấm trần nhà bằng khò nóng mang đến các ưu điểm chịu nhiệt tốt hoặc khả năng chống tia tử ngoại cao. Do đó thường được ứng dụng để chống thấm sân thượng, chống thấm hồ chứa nước, chống thấm bể chứa nước sinh hoạt…
Sau thi công đảm bảo độ hiệu quả tuyệt đối giúp công trình không xuất hiện tình trạng thấm dột nữa. Bên cạnh đó thì biện pháp này không chứa chất hoặc khí độc hại. Nhờ đó có thể bảo vệ sức khỏe gia đình an toàn và gia tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Màng chống thấm tự dính HDPE
- Màng chống thấm khò nóng gốc Bitum
Quá trình thi công
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà bê tông cần chống thấm
- Bóc lớp vỏ trên các loại màng chống thấm tự dính hoặc màng chống thấm khò nóng.
- Dán trực tiếp lớp màng này vào bức tường.
- Nếu sử dụng vật liệu khò nóng thì cần tiến hành thêm bước tạo ra nhiệt độ làm nóng màng chống thấm.
Xử lý chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Nhựa đường luôn là vật liệu được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực xây dựng công trình. Chống thấm trần nhà bê tông bằng phương pháp này có tác dụng củng cố kết cấu ngôi nhà tại nhiều vị trí. Điển hình như nơi kết nối chân tường và sàn nhà, cổ ống thoát nước, các khe rãnh hoặc vết nứt. Nhựa đường là chất bám rắn có độ dính rất cao được tạo thành từ dầu thô và một số trầm tích tự nhiên. Khắc phục trần nhà thấm dột bằng kỹ thuật này bao gồm các bước như sau:
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Màng dán nhựa đường Bitum và chất phụ gia lót chống thấm Asphalt primer
- Vữa xi măng đảm bảo độ đàn hồi tốt, gạch ốp có công dụng chống nóng
- Máy móc thiết bị như: đèn khò khí ga, bay, con lăn sơn…
Quá trình thi công
- Khoanh vùng khu vực cần chống thấm và vệ sinh sạch sẽ bề mặt đó.
- Quét vật liệu chống thấm trần nhà Asphalt Primer lên vị trí sau khi hoàn tất giai đoạn dọn dẹp đầu tiên.
- Lấy đèn khò khí ga để nung chảy màng nhựa Bitum, sau đó nhúng con lăn và nhựa đường để quét lên mặt tường. Lưu ý, người thi công cần dùng bay miết kỹ các khu vực yếu như mép tường hoặc rìa tường.
- Khảo sát chất lượng chống thấm nước cửa màn nhựa vừa được thực hiện xong. Khi đã cảm thấy ổn thỏa mới chuyển sang các bước tiếp theo.
- Tiếp tục chống thấm trần nhà bằng cách quét vữa xi măng lên màng bảo vệ bề mặt. Thi công lớp vữa với độ dày từ 2cm đến 3cm và tạo độ nghiêng phù hợp.
- Hoàn thiện thủ thuật xây dựng và tiến hành ốp gạch lên khu vực cần ngăn chặn tình trạng thấm dột.
>>xem thêm : Giá làm chống thấm trần nhà
Xử lý chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm
Sơn tường là một trong những vật liệu chống thấm trần nhà hiệu quả và tạo ra giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài công dụng bao phủ làm đẹp màu trần thì lớp sơn còn được trang bị các tính năng ngăn ngừa nước thấm thông qua lớp màng mỏng.
Nhưng nếu lựa chọn phương pháp này thì gia đình nên chú ý đến tuổi thọ của lớp sơn. So với những chất chống thấm khác thì sơn chống thấm dễ bị tác động bởi tia UV mặt trời. Từ đó xuất hiện tình trạng bong tróc hoặc bị rách. Để thực hiện chống thấm trần nhà bê tông bằng sơn, các bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị vật liệu và bề mặt
- Làm sạch bề mặt tường cần chống thấm và loại bỏ các loại nấm mốc, rong rêu. Cà sạch lớp sơn cũ, bụi phấn, dầu mỡ, vữa xi măng cũ.
- Tráng lớp vữa xi măng bê tông có mac phù hợp đảm bảo không bị bong tróc.
- Mua các loại sơn chống thấm theo mong muốn của gia đình
- Chuẩn bị giấy nhám mịn hoặc chổi quét
Quá trình thi công
- Tiến hành sơn hai lớp sơn lót đầu tiên lên bề mặt tường đã sạch khô và ổn định. Lưu ý nên chọn loại sơn lót có màu trắng và phù tường đồng đều với độ dày vừa phải.
- Khi lót sơn cần thực hiện lớp lót đầu tiên và hong khô xong mới lót tiếp lớp thứ hai.
- Dùng lăn sơn để xử lý sơn chống thấm lên trần nhà, đặc biệt là các vị trí bị ảnh hưởng thấm dột nặng.
- Nên sử dụng cách chống thấm trần nhà bằng sơn trong điều kiện thời tiết khô ráo. Gia tăng hiệu quả bằng nhiều lớp sơn đặc biệt với các bức tường gồ ghề.
Lưu ý khi thực hiện xử lý chống thấm trần nhà
Vật liệu: Một trong những lý do đầu tiên dẫn đến tình trạng thấm dột trần nhà chính là sử dụng vật liệu không đảm bảo. Do vậy mà ngay từ bước xây dựng đầu tiên thì gia đình nên đầu tư các loại vật liệu chất lượng cao. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng hao mòn và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trần nhà về sau.
Bề mặt sạch: Trước khi thực hiện các cách chống thấm trần nhà thì bạn nên đảm bảo vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Loại bỏ tất cả tạp chất, bụi bẩn, vữa tường bị bong tróc để khi tráng lớp chống thấm hiệu quả hơn.
Chọn phương án xử lý chống thấm trần nhà : Hiện nay có rất nhiều biện pháp chống thấm, ngăn ngừa ẩm mốc trần nhà khác nhau. Mỗi phương pháp phù hợp cho điều kiện môi trường cũng như tình trạng kết cấu ngôi nhà. Do đó mà gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra tình trạng thấm dột để lựa chọn cách giải quyết tốt nhất.
Đơn vị thi công: Hãy tìm hiểu và chọn ra đơn vị thi công uy tín đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất. Thẩm định chất lượng thi công thông qua số lượng thợ xây, thời gian, tiến độ nâng cao hiệu quả triệt để của công trình.
Trên đây là những thông tin về cách xử lý chống thấm trần nhà . Từ đó, bạn có thể thấy rằng đây là một bước không kém phần quan trọng trong khi thi công nhà ở hay bất kỳ công trình nào. Cuối cùng, hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn được một phương pháp thi công có đặc điểm và chi phí phù hợp nhất.